Ngày đăng: 04/05/2020  

ĂN UỐNG KHOA HỌC

Có nhiều ngườ hỏi, tại sao ăn nhiều mà thấy không khoẻ, cũng như sao ăn nhiều mà lại không tăng cân được. Nhân đây mình xin chia sẻ lại một bài báo cũ từng đọc cách đây khá lâu về vấn đề này.

an-uong-khoa-hoc

Bỏ qua các vấn đề về thể dục thể thao, thức khuya, bia rượu, thuốc lá, vận động... chỉ nói về việc ăn uống. Đại ý của bài viết chung quy là do thói quen ăn uống của người Việt xưa nay, do văn hóa ẩm thực và truyền thống ăn cơm chén của gia đình. Người Việt chúng ta ăn rất nhiều cơm gạo, rau xanh. Mục đích chính là ăn cho no và cho nhanh. Vấn đề về đủ dưỡng chất và hấp thu được những gì ăn vào là chuyện khác.

Bài viết từ trang thể thao 4231.vn. Bài viết thuộc lĩnh vực thể thao và chủ yếu nói về thói quen ăn uống của vận động viên VN. Nhưng mình thấy qua đó cũng đúng với thói quen ăn uống của người bình thường nói chung. Không có ý chê bai thói quen ăn uống của người VN (thực sự mình cũng thích ăn uống kiểu VN), nhưng qua bài viết, hy vọng các bạn học hỏi được nhiều điều và tự rút ra kinh nghiệm ăn uống cho bản thân.

"Dinh dưỡng thể thao: Ăn sao cho ngon, cho đúng?

Thường dân mình đi nước ngoài thi đấu (bóng đá hoặc các môn thể thao khác) thì thường muốn ăn ngon miệng theo khẩu phần ăn Việt Nam. Cách giải quyết mang theo đầu bếp – chứ không phải chuyên gia dinh dưỡng – để nấu cho vận động viên ăn cho giống khẩu vị hàng ngày. Nhưng chuyện đó đúng hay sai?

Có bạn nói rằng không ngon miệng, không hợp khẩu vị sao đảm bảo dinh dưỡng được. Mình cũng thưa rằng, cái đó nói thì cũng không hẳn sai nhưng nó chỉ đúng với dinh dưỡng với người thường thôi, chứ còn đã lên đẳng cấp là chuyên nghiệp rồi thì chuyện hợp khẩu vị với ăn đúng khoa học đôi khi lại “cắn nhau” chí tử luôn. Nguyên nhân là tại làm sao? Đầu tiên phải hiểu: thế nào là hợp khẩu vị – hay nói ngắn là “ngon miệng”. Ngon miệng trước hết thuộc về thói quen ăn uống của từng dân tộc, từng vùng miền và từng cá nhân. Ví dụ bạn là người Việt Nam thì do truyền thống ăn cơm – rau – thịt cá (theo thứ tự vậy nha) thì ngon miệng với bạn là ăn nhiều cơm gạo, nhiều rau lá, cà dưa muối và có mắm có thịt hoặc cá. Từ nhỏ bạn đã được cho ăn vậy rồi thì với bạn được ăn một bữa cơm với cơm – rau – thịt cá là ngon miệng. Ví dụ khác, tương tự với người Tây họ ăn bánh mỳ – thịt – trứng – bơ – sữa là ngon miệng. Cũng một giống dân nhưng tùy vùng mà người ta có cách chế biến lại khác nhau. Ví dụ dân miền biển làm nghề cá họ thích ăn cá tươi thả ngọt hay hấp, trong khi dân trong đồng ruộng cũng con cá họ kho mặn để ăn lâu. Trong một vùng miền, tùy theo cá nhân, có người thích ăn mặn, người thích ăn lạt. Cũng một con cá nhưng người thích ăn thịt, người khoái ăn đầu cá cho béo. Đó là khái niệm ngon miệng, nôm na vậy chắc IQ không cao cũng hình dung được rồi chứ hỉ? Ăn đúng hay ăn khoa học là gì? Là ăn để đảm bảo được đủ năng lượng và đủ dinh dưỡng cho các VĐV tập luyện, thi đấu nhằm đạt thành tích tối ưu nhất. Tất nhiên, ăn đúng cũng liên quan đến ăn ngon nữa, nhưng hãy dừng một chút nói tiếp. Bữa ăn của người Việt do hoàn cảnh địa dư, lịch sử mà chúng ta ăn rất nhiều gạo. Gạo chiếm đến 70% nguồn năng lượng bữa ăn, kế đến là rau, còn chất đạm thì ít. Bây giờ thời thế có khác, người thành thị ăn nhiều thịt hơn song cơ bản chúng ta vẫn thích ăn cơm. Một điểm trừ khác của món ăn Việt là mặn (để ăn được nhiều cơm), nó tương tự điểm trừ món Tàu là nhiều dầu mỡ. Nói chung dân tộc nào bữa ăn cũng có ưu – nhược, không ai hoàn hảo.

Về khoa học, bữa ăn người Việt có ưu điểm là rất nhiều rau lá nên chúng ta có nguồn chất xơ, vitamin, khoáng chất dồi dào. Rau có nhiều chất chống oxy hóa, dễ tiêu nên tốt cho sức khoẻ, khiến người Việt nhìn chung bề ngoài trẻ hơn tuổi so với các chủng dân Á châu khác, và gần như trẻ gấp đôi so với người Âu. Đó là ưu điểm tuyệt vời của bữa ăn Việt so với người Âu, ăn nhiều thịt sữa nhưng loe ngoe vài sợi rau lấy lệ. Tuy nhiên, trong thể thao nhà nghề hay thậm chí thể thao nghiệp dư đòi hỏi sự gia tăng về lượng protein và vi khoáng để giúp cơ xương mạnh hơn, cứng hơn. Vậy nếu ăn theo kiểu truyền thống Việt với 60-70% năng lượng từ gạo là không ổn. Gạo là nguồn carbonhydrat (carb) – năng lượng nhanh thứ hai (sau đường đơn, glucoza) – nên sau khi được tiêu hóa và đốt cháy thì nó “rỗng” luôn, trong khi vận động cao cần protein để tái xây dựng cấu trúc và phát triển sợi cơ bắp bị ảnh hưởng do vận động. Công thức ăn VĐV carb chiếm 40-50%, protein 30-40%, lipid 10-20% tùy theo môn, tùy theo điều kiện, mục đích tập luyện thi đấu…

Trở lại bữa ăn, do thói quen ăn ngon miệng, hạp khẩu, khi vào bữa lại ăn bằng chén (khó đo đếm được macro) thì VĐV Việt Nam vì đói, tống nhanh vào dạ dày nhiều cơm, lùa rau, gắp miếng thịt, chan tí nước kho, mắm… Cái bao tử chúng ta, khi đổ đầy đồ ăn vào nó báo “đầy rồi nha”, vậy là no. Bao tử nó đầy, nhưng còn thức ăn chứa gì là chuyện khác. Do vậy, có thể chúng ta ăn ngon miệng thật, nhưng không chắc là có đúng dinh dưỡng cần thiết chưa. Vấn đề nằm ở chỗ này. Thêm vào đó do thói quen lùa cơm nhanh và nhanh no nên bữa ăn của người Việt rất nhanh, có người ăn chỉ mất có 10 phút là xong. Trong khi muốn ăn thịt nhiều, ai cũng hiểu thịt cá phải được nấu lạt và bạn phải ngồi ăn từ từ giúp bao tử cảm giác được “độ đầy”. Bởi vậy nhìn khối lượng thì thấy cầu thủ Việt ăn rất nhiều, cầu thủ Tây ăn “chút xíu hà” nhưng chất lượng bữa ăn lại khác nhau hoàn toàn. Cánh cầu thủ Việt phải thừa nhận là Tây đen, Tây trắng nó ăn ít nhưng nó rất khoẻ phải không, không hẳn là do tố chất cả đâu. Nói đến đây lại nhắc nhiều anh em phóng viên, chuyện cũ các HLV Riedl, Calisto, Falkhông Goezt đã từng cẩn thận dặn các cầu thủ ĐTVN phải ăn chậm chậm thôi, ít nhất một bữa ăn phải dài 30 phút." 

Cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết này, kính chúc quý độc giả sức khoẻ.

Tác giả: Đăng Khoa/HP/AB
Nguồn: Sưu tập



facebook



Thông tin liên hệ

ShopKhaLa

61A Đường số 8, P. Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP.HCM

165 Trương Hán Siêu, P. Long Toàn, TP. Bà Rịa

https://shopkhala.com

© Công ty KhaLa. GPĐKKD số 0312774055 do Sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 12/05/2014

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Chúng tôi trên các kênh